Ước mong lớn nhất của mọi bà mẹ sau sinh là nhanh chóng có đủ sữa cho con. 72 giờ đầu tiên là thời điểm vàng của sữa non – dòng sữa màu vàng chứa đầy đủ dưỡng chất, các kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng, cho bé con có được một khởi đầu hoàn hảo nhất. Sau thời điểm này, sữa non dần nhường chỗ cho sữa mẹ.
Nhưng cũng ngay lúc này, một trong những nỗi lo lớn nhất của các mẹ bắt đầu xuất hiện: tắc tia sữa. Khi sữa mẹ về, bầu ngực của mẹ sẽ lớn dần, càng lúc càng căng to lên. Nếu không cho con bú hoặc bé không chịu bú, thì hiện tượng căng tắc sữa sinh lý sẽ diễn ra. Và nếu không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm tắc tuyến sữa bệnh lý.
Những biểu hiện của tắc tia sữa ở mẹ sau sinh:Khi bị tắc tia sữa, hiện tượng căng tức và đau nhức bắt đầu diễn ra. Người mẹ có thể sốt 38 độ C hoặc lạnh run. Ngực cương nhưng bé bú không ra sữa; sữa cũng không chảy ra khi hút hoặc vắt.
Ngoài ra, quầng vú của mẹ thường bị cứng, đầu ti có thể bị trầy xước khiến bé không ngậm đúng cách và gây đau đớn cho mẹ. Tình trạng cương tức tuyến vú hoặc tắc sữa kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng áp-xe (mưng mủ) vú trong vòng 48-72 giờ. Khi đó, vú bị căng cứng, phù nề với đủ triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Một khi bị áp-xe, bác sĩ sản khoa phải chỉ định điều trị bằng kháng sinh và rạch vú thoát mủ, đặt dẫn lưu. Điều này không chỉ gây gián đoạn việc trẻ bú, mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoại hình và tâm lý của mẹ.
GIẢI PHÁP CHĂM SÓC
Khi bị tắc tia sữa, đa số các mẹ đều cố gắng xử lý tại nhà bằng các mẹo dân gian như uống nước lá đinh lăng, nước xơ mướp khô hay dùng hành tím, lá mít đắp lên bầu ngực. Hoặc khoa học hơn, có mẹ áp dụng các phương pháp khoa học như dùng tay massage, chườm nóng và dùng các dụng cụ hút sữa. Tuy nhiên, những phương pháp này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả, nhất là khi hiện tượng tắc tia sữa trở nên nghiêm trọng.
CHI TIẾT LIỆU TRÌNH
1) Đo thân nhiệt, huyết áp, kiểm soát tổng quan thể trạng sản phụ.
2) Thực hiện massage chuyên sâu thông tắc sữa vùng ngực bị cương tức
3) Hút sữa ra
4) Đắp nước ấm nóng lên ngực và vùng điểm bị cương tắc
5) Hút sữa ra lần hai
6) Đắp nước lạnh hai bầu ngực
7) Dặn dò và tư vấn